Hành trình của người mẹ mang bầu đã biết vào tháng thứ 7, bước vào 3 tháng cuối kỳ thì việc chăm sóc dành cho bà bầu phải được quan tâm nhiều hơn nữa. Để giúp các bậc làm cha làm mẹ có thể chăm sóc bản thân và thai nhi, chúng tôi mang đến một vài kinh nghiệm về việc chăm sóc bà bầu mang thai tháng thứ 7. [content_block id=2186 slug=post-12-tren]

Cơ địa người mẹ có nhiều thay đổi cùng với sự phát triển của thai nhi
Điều dễ thấy nhất là kích cỡ bụng người mẹ to hơn hẳn và nhô ra rõ rệt. Do vậy cơ thể người mẹ sẽ phải có nhiều thay đổi để cân bằng trọng lượng cơ thể. Khi đi đứng bạn cần chú phải giữ cho ngực ngã ra sau, cổ đưa về trước, vai hạ xuống, sống lưng đưa về trước mới có thể giữ cho trọng tâm của cơ thể được cân bằng. Điều này làm cho một số cơ lưng mệt mỏi quá mức và cảm giác đau lưng rõ rệt hơn.
Tử cung to ra nên chiều cao của đáy tử cung có thể đạt từ 21 – 24cm. Cơ tử cung bắt đầu nhạy cảm với những kích thích bên ngoài như dùng tay kích thích hơi mạnh vào bụng là tử cung đã hơi co thắt. Khi co thắt, áp lực trong tử không quá lớn (khoảng 2kPa) nên không gây đau, cũng không làm cho cổ tung mở ra, mà chỉ có cảm giác căng bụng, nếu sờ nhẹ lên bụng có thể cảm thấy bụng trở nên cứng. Thông thường, sau vài giây là hiện tượng này sẽ biến mất, nên không cần lo lắng.
[content_block id=1048 slug=code-ads-giua]Vào tháng thứ 7 của thai nhi em bé của bạn nặng khoảng 1,2 kg và dài khoảng 40 – 44cm. Thời điểm này hệ thống tiêu hoá và thận phát triển đầy đủ, Những móng tay cũng bắt đầu hình thành. Chính vì vậy hệ hô hấp và nhiệt độ bên trong có thể tự điều chỉnh. Vào tháng này bé cần nhiều không gian hơn trong tử cung và cảm thấy chật hẹp nên ít di chuyển. Thông thường trong tháng này bé đã định vị bản thân theo chiều dọc, đầu của bé hướng xuống dưới. Em bé bắt đầu khám phá, di chuyển cơ thể, bàn tay, ngón chân,…

Có khoảng 70% thai phụ có xuất hiện những vệt do mang thai ở bụng, mông, đùi, bầu vú. Những đường này có dạng cong, không theo quy tắc, có màu hồng phấn hoặc đỏ tía, độ to nhỏ và phạm vi của nó cũng rất khác nhau.
Khi chăm sóc cho bà bầu tháng thứ 7 cần lưu ý những điểm dưới đây
Lưu ý các triệu chứng bà bầu tháng thứ 7 dễ bắt gặp
– Bệnh trĩ: Uống nhiều nước và ăn nhiều trái cây. Nếu chất sắt bổ sung làm bạn bị bón, đó thường là nguyên nhân làm tăng nguy cơ trĩ, lúc đó cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Ngoài ra, với một số bà bầu nước ối ít thì cách uống nhiều nước cũng là cách tăng lượng ối nhiều hơn.
– Giãn tĩnh mạch: Khi nằm nghỉ hoặc bất cứ khi nào thấy thuận tiện, hãy gác cao chân để cho nhẹ chân. Dùng vớ bó chân cũng có tác dụng tốt.
– Bị tê chân: Triệu chứng này thường xảy ra, nhất là vào ban đêm. Duỗi thẳng chân, gập mắt cá và xoa bóp bắp chân. Bà bầu tránh mang giày cao gót là điều điên nhiên. Đây là lúc ông cần phải hiểu, nên massega chân cho bà bầu điều này sẽ giúp lưu thông máu dễ dàng và thư giãn tốt nhất.

– Phù bàn chân: Không mang giày chật, nhất là vào buổi chiều và buổi tối. Vì đây là hai thời điểm thường bị phù nhiều nhất. Bạn nên tháo giày ra khi thấy nó bắt đầu chật.
Một số lưu ý về chế độ ăn uống chăm sóc bà bầu 7 tháng
– Trong suốt thời kỳ mang thai bà bầu nên hạn chế ăn các món ăn quá nóng, cay, chiên rán. Đặc biệt những tháng cuối kỳ không nên ăn. Những món này là nguy cơ dẫn đến bị táo bốn, đồng thời có thể ảnh hưởng đến quá trình sinh nở sau này.
– Không nên ăn các thức ăn mặn như khô, dưa muối để không bị tăng huyết áp, phù chân thay vào đó nên dùng những thức ăn có vị chua hoặc ngọt. Không nên ăn các đồ ăn quá mặn, hoặc quá khô dể dẫn đến tình trạng tăng huyết áo và phù chân.
– Hạn chế không nên sử dụng các đồ uống có nồng độ gas cao hoặc tránh các đồ uống có chất kích thích, độ cồn như rượu, bia, cà phê, tuyệt đối không hút thuốc, tránh các món ăn có tính nóng như là thịt dê, chó. Tốt nhất là không nên tiếp xúc đến các loại đồ ăn thức uống ở trên.
– Một số loại cá nên tránh: cá mập, cá kiếm, cá kình. Những loại cá trên có hàm lượng thủy ngân cao ảnh hưởng đến thai nhi. Ngoài ra không nên các loại măng tươi, măng khô, đu đủ xanh, thơm ( dứa), thịt nguội, xúc xích, dưa muối…
Chăm sóc Massage dành cho bà bầu tháng thứ 7
Việc thay đổi thể trạng cơ thể bà bầu thì dẫn đến dễ bị đau mỏi vô cùng. Do vậy việc massage dành cho bà bầu là giải pháp tuyệt vời nhất. Massage sẽ giúp lưu thông lượng máu trở nên dễ dàng hơn và thư giãn nhiều hơn. Hiện tại bà nhà mình cũng đang mang bầu tháng thứ 7 và mỗi đêm trước khi ngủ mình thường xuyên massage lưng, mông, đùi chân, bàn chân, bàn tay và cả mặt nữa. Massage cũng giúp bà nhà mình ngủ ngon hơn và sâu hơn nhiều.
Massage lưng: cả hai cùng ngồi trên giường ở tư thế ôm nhau, ở vị trí cách xương chậu khoảng 12 – 15 cm, hai tay người chồng bắt đầu bắt đầu men theo các cơ ở hai bên cột sống, từ từ ấn lên trên cho đến bả vai. Hoặc người mẹ nằm tư thế nghiêng về một phía và người chồng ngồi một bên hai tay bóp nhẹ nhàng dọc theo hai cột sống, bã vai.
Massage chân: Cũng ở tư thế massage lưng nhẹ nhàng bóp từ mông, đến đùi, trái chân và bàn chân. Đặc biệt massage bàn chân và ngón chân mang lại cảm giác dễ chịu nhất cho bà bầu. Đây cũng là cách giảm tê chân và phù chân.
Quá trình massage diễn ra khoảng 15 phút là được, khi mà bà bầu cảm giác dễ chịu thoải mái là ngừng. Trong quá trình massage có thể mở nhạc không lời dành cho bà bầu, tay của người chồng phải rửa sạch trước khi massage. Bà bầu nên hít thật sâu, thở nhẹ để cảm nhận được sự thoải mái tự nhiên.
Những tháng cuối kỳ là những tháng ngày chăm sóc cực kỳ quan trọng. Hãy cùng chăm sóc bà bầu cho đến ngày sinh nở nhé bạn. Chúc vợ chồng bạn hạnh phúc. [content_block id=2160 slug=post-5-duoi]